LUẬN GIẢNG VỀ NGONDRO CỦA NGÀI DUDJOM RINPOCHE DO LAMA THARCHIN RINPOCHE BIÊN DỊCH

Similar documents
Ba Ngôi Báu (The Three Jewels)

St Patrick s School. FX: a Dudley Street, Mansfield Park -

ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG. Ngày Tháng Vietnam

Blessed be the name of the Lord Blessed be Your name Blessed be the name of the Lord Blessed be Your glorious name

1 Ms. Ta Thanh Hien Hanoi University Lize.vn H&H English Centre

KINH QUÁN NIỆM HƠI THỞ I (Tạp A Hàm 803) Nhất Hạnh dịch từ Hán Tạng

Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn

GIỚI THIỆU VỀ THIỀN VIPASSANA

HIS HOLINESS THE DALAI LAMA

Abraham: Test of Faith (Genesis 22:1-24)

TÁM CHÁNH ĐẠO THE EIGHT-FOLD NOBLE PATHS

LỊCH SỬ ĐẠO PHẬT ở VIỆT-NAM Từ Thời-Đại Du-Nhập Đến Đời Nhà Lý. History of Buddhism in Vietnam From the beginning to the Ly Dynasty

MANA. Chapter Ten: Choosing Life TNTT MDB ISSUE 66 SEPTEMBER 2015

Đa i Hô i Đô ng Ha nh 2018 / Dong Hanh CLC National Assembly. Unfolding CLC - A Gift from God. Khám Phá CLC - Món Quà từ Thiên Chúa

KINH ĐẮC QUẢ KHI TỪ TRẦN, VÀ KINH TÁI SINH NHƯ LỬA THEO GIÓ

The Methods of Meditating on Buddha. Phép Quán Tưởng và Niệm Phật. A. Observation method: A. Phép quán tưởng:

EVERYDAY ENGLISH FROM AUSTRALIA Series 2 TIẾNG ANH THÔNG DỤNG Ở AUSTRALIA Loạt 2

Eucharist: the means by which we directly and tangibly connect with God

NGHI THỨC CẦU NGUYỆN NHÂN NGÀY GIỖ

M T Ộ S Ố ĐI M Ể NG Ữ PHÁP C N Ầ L U Ư Ý TRONG TOEFL

CÁCH SỬ DỤNG LIỀN TỪ NỐI TRONG TIẾNG ANH ( CONJUNCTIONS IN ENGLISH )

CHIA SẺ TRỢ ÚY WORDS FROM THE CHAPLAIN S ASSISTANT. How to Read the Bible and Not Give Up!

March 3 rd and 4 th, 2018

MANA. Encountering the Risen Christ TNTT MDB ISSUE 61 APRIL 2015

Godly Parents (Exodus 2:1-10; Heb. 11:23)

St Patrick s School. FX: a Dudley Street, Mansfield Park - 3/4TB Welcome to 2018

Vietnamese Commentary: Translated into English: Tuệ Ấn. Foot Notes & Appendix: Thích Nữ Thuần Bạch. Translated into English: Fran May

We Are Called to be Signs of God s Mercy to Others

Thư Thứ Nhất của Phi-e-rơ (1 Phi-e-rơ)

ISSUE 78 SEPTEMBER 2016

ĂN CHAY A-THON Through your support and generous donations, we were able to raise $ through the Ăn Chay A-Thon!!

S AINT AMBROSE AND SAINT MARK COLLABORATIVE

Khóa học Ngữ pháp Nâng cao Tiếng Anh Cô Quỳnh Trang CỤM ĐỘNG TỪ ID: 30843

Đón Nhận Ơn Gọi Đồng Hành Commitment in Đồng Hành/CLC. Formation Package - Commitment-EN version.doc

Họ và tên thí sinh:... Ngày sinh:... Nơi sinh:... Trường THCS:... Phòng thi:... Số báo danh:... Người chấm thi thứ nhất (Ký, ghi rõ họ tên) ...

September 17, 2017 WEBSITE: STMARK-STAMBROSE.ORG. Clergy MASSES

Bậc Cánh Mềm. I. Phật Pháp: II. Hoạt Động Thanh Niên: III. Văn Nghệ: IV. Nữ công và gia chánh: 1. Sự tích Đức Phật Thích Ca từ xuất gia đến nhập diệt

1. Tín Tâm Không Hai 1. Chí đạo vô nan, 2. Duy hiềm giản trạch.

Our Lady of Guadalupe - Guadalupe, Mexico (1531) Patroness of the Americas

THUẬT NGỮ PHẬT PHÁP TIẾNG ANH

LƯỢC KHẢO KINH THÁNH INTRODUCTION TO THE BIBLE. Phần Lịch Sử History. Dr. Christian Phan Phước Lành

TÍN TÂM MINH TRUST IN MIND

UNIT 16 THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS

SƠ ÐỒ HÀNH HƯƠNG CÁC THÁNH ÐỊA PHẬT TÍCH ẤN ÐỘ & NEPAL 2013 (A SKETCH OF INDIA AND NEPAL TOUR MAP FOR VIETNAMESE AMERICAN BUDDHISTS IN 2013)

Tìm hiểu Phật Ngọc đã hình thành và được cung nghinh khắp địa cầu

Thánh Kinh Vào Đời - A Knight of Eucharist Leader s Devotional Life Living an Eucharistic Day

MARCH 6 TH, Readings for the Week FAST & ABSTINENCE (USCCB)

CHƢƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN ĐOÀN SINH

gia Çình phæt tº linh-sön houston, TX

TAM GIÁO VIỆT NAM TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG MỞ ĐẠO CAO ĐÀI THE THREE TEACHINGS OF VIETNAM AS AN IDEOLOGICAL PRECONDITION FOR THE FOUNDATION OF CAODAISM

Câu trực tiếp, gián tiếp (P4)

Nguyên Tác: JOHNATHAN LANDAW. Người Dịch: H. T. THÍCH TRÍ CHƠN THE STORY OF BUDDHA CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

Sô-phô-ni Zephaniah Mục-đích: Người viết Viết cho Lúc viết Bối -cảnh: Câu gốc Địa-điểm chính Ý chính:

CHIA SẺ CỦA GIÁO SƯ THẦN HỌC WORDS FROM A PROFESSOR OF THEOLOGY

PRAISES TO SHAKYAMUNI BUDDHA TÁN DƯƠNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Mục Lục - Index. Bậc Mở Mắt. Bậc Cánh Mềm. Bậc Chân Cứng. Bậc Tung Bay

NU SKIN SOUTHEAST ASIA CELEBRATES 20 YEARS IN THE BUSINESS

edward conze NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC TRONG BA MƢƠI NĂM NHỮNG Thích Nhuận Châu dịch

Saint Matthew Catholic Church

"ROMAN CATHOLIC VESTMENTS"

INTRODUCTION TO THE BIBLE KINH THÁNH LƢỢC KHẢO. Rev. Dr. Christian Phan Phƣớc Lành

Lady of Betania. (Venezuela) VietNamese. Click here

STUDENT WORKBOOK SEARCH DIVISION LEVEL III

Saint Matthew Catholic Church

S AINT AMBROSE AND SAINT MARK COLLABORATIVE

GIẢNG ĐẠO YẾU NGÔN THESIS PREACHING

S AINT AMBROSE AND SAINT MARK COLLABORATIVE

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ XIN DẠY CON BIẾT HY SINH KHÔNG CÂ N BÁO ĐA P

MÔN: TIẾNG ANH Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

SPIRITUAL DIRECTION IN VOCATION DISCERNMENT AND FORMATION

Dharma lectures for English speaking class at Wonderful Cause (Diệu Nhân) Zen Convent by Dharma Teacher Thuần Bạch

Phần XVI TAM TẠNG KINH ĐIỂN CỦA PHẬT GIÁO. (Tipitaka)

2627 Queen Ave. North Minneapolis, MN Tel:

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM THE VIETNAMESE EUCHARISTIC YOUTH MOVEMENT STUDENT WORKBOOK. Ngành Thiếu Nhi SEARCH DIVISION Cấp 2 LEVEL II

A Thought on Arms Trade

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ XIN DẠY CON BIẾT HY SINH KHÔNG CÂ N BÁO ĐA P

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Hoa Kỳ Miền Đoàn Thành Phố Tiểu Bang NGHĨA SĨ CẤP 2. This Book Belongs to. Đội.

THE OUTLINE OF CAODAISM

Những Vị Cao Tăng Nổi Tiếng Của Phật Giáo Việt Nam Vietnamese Famous Buddhist Monks

NGHI THỨC SÁM HỒNG DANH

The Gratitude Project

QUỐC SƯ HƯNG THIỀN ĐẠI ĐĂNG TẬP 1

[11] (25) (26) [12] [13] (27) (28) Chia sẻ ebook : Follow us on Facebook :

Figure 1: Ba Da Pagoda (Ha Noi Capital)

Rằm tháng Sáu, ngày Chuyển Pháp Luân

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

MPHM << Vietnam >> 219. Vietnam

BUDDHIST LITERACY IN EARLY MODERN NORTHERN VIETNAM SYMPOSIUM SCHEDULE 1

1 MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING UNIVERSITY OF DANANG ***********

]- 12- LA/- _2?- :R.- 1%- 28$?-?R,

Giê-rê-mi Jeremiah Mục-đích Trước-giả Viết cho Ngày viết Bối -cảnh Câu gốc Nhân-vật Chính Chỗ chính Đặc-điểm Ý chính

Called to Do God s Work, Together in Christ.

B n ði«u bõn c n biªt Have You Heard of the Four Spiritual Laws?

Saint Matthew Catholic Church

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ XIN DẠY CON BIẾT HY SINH KHÔNG CÂ N BÁO ĐA P

Câu điều kiện (P1) If there is a shortage of any product, prices of that product go up. If clause Main clause Use Example

December 02, Page St. Barbara Catholic Church

October 25,, Page. Saint Barbara Catholic church. St. Barbara Catholic Church

Nguyễn Thế Vinh Ngọc Bảo

Christ the King Catholic Church

Transcription:

LUẬN GIẢNG VỀ NGONDRO CỦA NGÀI DUDJOM RINPOCHE DO LAMA THARCHIN RINPOCHE BIÊN DỊCH 1

2

DẪN NHẬP Namo Guru Bhaye! Con tỏ lòng tôn kính đến Guru và khẩn cầu đƣợc phép viết một luận giảng tóm tắt về Ngondro uyên thâm của Ngài - Dudjom Tersar. Bản văn do Ngài Garwang Dudjom Lingpa. H.H. Jidral Yeshe Dorje (Dudjom Rinpoche) đã đƣợc làm dễ hiểu thành văn bản hiện nay. Bản văn này là sự thực hành chuẩn bị cho dòng truyền Dudjom Tersar. Theo con đƣờng của Kim Cƣơng Thừa, có 3 loại dòng truyền: Dòng truyền dài gọi là Kama; Dòng truyền ngắn gọi là Terma; và Dòng truyền Uyên Thâm của Kiến Thanh Tịnh gọi là Daknang. Mỗi dòng đều có thực hành Ngondro riêng. Đặc biệt, Ngondro của Dudjom Tersar thuộc về dòng Terma ngắn và dòng truyền Uyên Thâm của Kiến Thanh Tịnh. Trong truyền thống Terma, có hàng ngàn vị Khai Mật Tạng hay Terton, là những ngƣời đã phát hiện những kho báu, kho tàng Giáo Pháp đƣợc chôn dấu. Những kho báu Giáo Pháp hay Terma này có thể có nhiều dạng, bao gồm những chất liệu, pháp khí cho nghi lễ và hỗ trợ cho quán tƣởng nhƣ Dao Phurba, những thánh tích, kinh văn, giữa những vị Khai Mật Tạng, Ngài Dudjom Lingpa (1835 1904) là một trong những vị nổi tiếng nhất của thế kỷ vừa qua. Ngài là hóa thân của Đức Kheuchung Lotsawa, một trong 25 đệ tử chính của Đức Liên Hoa Sanh. Ngài là hóa thân Ngữ của Dakini trí huệ Yeshe Tsogyal, và là hóa thân Tâm của Đức Liên Hoa Sanh. Sự tái sanh của Ngài đã đƣợc tiên tri qua nhiều thế kỷ bởi các bậc siêu phàm, bao gồm chính Đức Liên Hoa Sanh. Những tiên tri này rất chính xác, bao gồm những chi tiết nhƣ Ngài sẽ sinh ở xứ nào, tên cha và mẹ Ngài, hƣớng cửa của căn nhà, hình dạng Ngài, những dấu hiệu Ngài có khi sinh ra Các Ngài cũng tiết lộ rằng Dudjom Lingpa sẽ là một hóa thân đặc biệt hùng mạnh cho thời buổi suy đồi này và Ngài sẽ hiển lộ những giáo lý uyên thâm có thể đạt giác ngộ chỉ trong một đời. 3

Tất cả những tiên tri này xác quyết sự tái sinh của Ngài, và khi sinh ra đƣợc kèm theo nhiều dấu hiệu cát tƣờng. Hiển bày vô số năng lực kỳ diệu, Ngài tiếp tục hiển lộ nhiều Terma vĩ đại bao gồm một số kinh văn và hai mƣơi hai bộ giáo lý. Những giáo lý này mạnh mẽ đến nỗi mƣời ba vị đệ tử của Ngài đắc thân cầu vồng, có nghĩa là khi viên tịch các Ngài hòa tan thân thể vào hƣ không, không để lại thân xác ; hàng ngàn vị đạt đẳng cấp Trì Minh (Ridzin). Ngài Dudjom Lingpa đã xây dựng những dòng truyền mới và những thế hệ mới của những vị Đại Thành Tựu Giả và những vị giác ngộ, cũng nhƣ hoàn thành nhiều kỳ công phi thƣờng khác. Trƣớc lúc viên tịch, Ngài Dudjom Lingpa đã tiên tri vị trí Ngài sẽ tái sanh, một tỉnh ở phía Đông Tây Tạng gọi là Peema Kod. Sự tiên tri này là vị Guru Gốc của tôi, His Holiness Dudjom Rinpoche, Jidral Yeshe Dorje (1904-1987). Về cuộc đời của His Holiness đã đƣợc tiên đoán nhiều thế kỷ trƣớc trƣớc. Dòng truyền của Ngài từ Pháp Vƣơng Trisong Detsen. Khi Ngài sinh ra cũng có những dấu hiệu cát tƣờng kèm theo. Dù Ngài không đƣợc giáo dục chính thức, do nhớ lại những kiếp trƣớc, Ngài trở thành một học giả nổi tiếng nhất và vĩ đại nhất ở Tây Tạng. Không chỉ là một học giả vĩ đại, Ngài còn là một bậc giác ngộ viên mãn. Hoàn toàn bất khả phân với Đức Guru Rinpoche, Dudjom Rinpoche là ngƣời đại diện cho thế hệ của Ngài. Suốt đời Ngài đã đứng đầu phái Nyingma của Phật giáo Kim Cƣơng Thừa. His Holiness Dudjom Rinpoche hiện thân cho đại lực với bất kỳ ngƣời nào tiếp xúc với Ngài, qua sự thấy, nghe, tiếp xúc hay trở thành đệ tử của Ngài để đạt đƣợc giác ngộ. Những hoạt động của Ngài Dudjom Lingpa phát triển trong khi Ngài du hành và hoằng pháp khắp thế giới. Nhờ hiển lộ vô số giáo lý của kho tàng tâm, soạn thảo và phục hồi nhiều terma cũ, tạo ra nhiều bộ kinh văn, Ngài phục hồi và phát triển dòng Nyingma khi dòng này đã suy yếu một cách nguy hiểm. Bản văn của Ngài chứa đựng những nghi quỹ và giáo lý thâm sâu, mở rộng con đƣờng viên mãn của Kim Cƣơng Thừa từ đầu đến cuối. 4

Dòng truyền Dudjom Tersar bao gồm cả hai giáo lý cùng chủ đề của Ngài Dudjom Lingpa và His Holiness Dudjom Rinpoche. Ngondro Dudjom Tersar là thực hành nền tảng cho cả hai dòng Dudjom Tesar và toàn bộ con đƣờng Phật giáo Kim Cƣơng Thừa. Xây dựng một nền tảng mạnh mẽ là cách duy nhất để tạo ra một kết quả cuối cùng. Khi xây nhà, nền móng không chỉ là sự bắt đầu mà còn là phần quan trọng nhất của việc hoàn tất ngôi nhà. Khi lần đầu đƣợc giới thiệu vào Giáo Pháp, bạn có thể cảm thấy nhiệt tình và cảm hứng. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ là tạm thời vì bản chất cảm xúc và cảm giác của chúng ta thƣờng xuyên thay đổi và không ổn định. Không có một nền tảng vững chắc, khi xảy ra thay đổi bất thƣờng, Giáo Pháp có thể tạm thời là không thích hợp hoặc không quan trọng. Có thể bạn muốn từ bỏ, trong khi thực tế Giáo Pháp là điều duy nhất có thể giúp đỡ tối hậu. Không xây dựng một nền tảng vững chắc cũng giống nhƣ xây một ngôi nhà trên mặt hồ đóng băng, mà chắc rằng băng sẽ tan chảy vào mùa xuân tới. Đó là điều tại sao Ngondro lại quan trọng đặc biệt nhƣ vậy. Để hiểu đƣợc Ngondro trong một bối cảnh rộng hơn, hiểu đƣợc tại sao nó là một thực hành chuẩn bị và đặt nền móng cho cái gì là một điều có ích. Ngondro đƣợc gọi là thực hành chuẩn bị vì nó đặt nền tảng cho hai giai đoạn thực hành chính của Kim Cƣơng Thừa: Giai đoạn PHÁT SINH (Kyerim) và giai đoạn HOÀN THIỆN (Dzokrim). Giai đoạn phát sinh nằm trong phạm vi của MAHA YOGA. Mục tiêu của Maha Yoga là nhận ra sự bất khả phân của sắc tƣớng và tánh Không. Nó sử dụng sự quán tƣởng Bổn Tôn, tụng niệm mantra, và sự thừa nhận của quan điểm triết học đúng đắn là phƣơng pháp cho sự nhận biết rằng tất cả hình tƣớng đều là thân Bổn Tôn, mọi âm thanh đều là mantra, và tất cả tƣ tƣởng đều là tâm giác ngộ của giác tánh nội tại. Giai đoạn hoàn thiện có hai cấp thực hành: ANU YOGA và ATI YOGA. 5

Anu Yoga là phƣơng pháp nhận ra sự bất khả phân của Cực Lạc và tánh Không. Nó là yoga của hệ thần kinh, kinh mạch và tinh chất, cốt tủy của sự sống (Nadi, Prana và Bindu trong tiếng Phạn hay Tsa, Lung và Thigle trong tiếng Tây Tạng). Ati yoga là Dzogchen hay Đại Viên Mãn là phƣơng pháp để nhận ra sự bất khả phân của Giác tánh và tánh Không qua thực hành Trekcho và Thogal. Ngondro phục vụ nhƣ sự thực hành chuẩn bị cho cả hai giai đoạn phát sinh và hoàn thiện của thực hành Kim Cƣơng Thừa. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng sanh và Chƣ Phật là chúng sanh có chƣớng ngại, còn Chƣ Phật thì không. Chúng ta là những chúng sanh vì có những nhiễm ô tạm thời hay tâm trí tuệ bị che chƣớng. Tất cả chúng sanh vốn là Phật, tạm thời bị nhiễm ô vì những cảm xúc thô nặng ngăn che và những ngăn che vi tế của tập khí. Khi những điều này đƣợc tẩy sạch, vị Phật bên trong sẽ tự nhiên hiển lộ. Theo con đƣờng của Kim Cƣơng Thừa chỉ có hai phƣơng pháp để tẩy sạch hai che chƣớng này: Thứ nhất là sự tích lũy công đức và trí tuệ, thứ hai là sự trao truyền trực tiếp từ tâm vị Guru sang tâm của đệ tử. Ngondro sử dụng cả hai phƣơng pháp và bao gồm những thực hành cốt lõi của BA THỪA: TIỂU THỪA, ĐẠI THỪA và KIM CƢƠNG THỪA. Tinh túy của thực hành Tiểu Thừa là Quy Y. Sự phát triển Bồ Đề Tâm là tinh hoa của thực hành Đại Thừa. Sự tích lũy, tịnh hóa và trao truyền tâm của Guru Yoga là cốt tủy của Kim Cƣơng Thừa. Ngondro là thực hành chuẩn bị dung chứa mọi con đƣờng, bao gồm giai đoạn phát sinh và hoàn thiện của thực hành Kim Cƣơng Thừa. Vì bao gồm mọi con đƣờng đến nhận thức giác ngộ, do vậy, mỗi nỗ lực phải là sự hoàn tất Ngondro để hoàn toàn chuyên tâm và nhận ra những lợi ích sâu sa của nó. Cuộc đời của tôi nhờ nghiệp tốt và vận may to lớn đã đƣợc gần gũi His Holiness Dudjom Rinpoche. Tôi gặp Ngài khi chỉ mới tám tuổi, và đã ở 6

với Ngài cho đến lúc Ngài viên tịch vào năm 1987. Tôi đã nhận đƣợc nhiều quán đảnh, giáo lý và đã nhiều lần nhập thất với Ngài nhƣ Bổn Sƣ Gốc. Những vị thầy vĩ đại nhƣ Ngài Dudjom Rinpoche đã viết nhiều giảng dạy thâm sâu về Ngondro, vì vậy, việc tôi viết thêm là không cần thiết. Tuy nhiên, vì Ngondro chƣa đƣợc dịch sang tiếng Anh và những ngƣời bạn Pháp của tôi đã thỉnh cầu nên tôi mới viết luận giảng này. Trong lúc viết vài dòng này, mục tiêu của tôi là làm lợi ích cho những ngƣời có thể là mới với Phật Pháp hay những ngƣời muốn phát triển một thực hành đang tiếp diễn. Tôi không trình bày luận giảng này theo phong cách cổ điển hay tô điểm bằng những ngôn từ bác học, và tƣởng tƣợng. Thay vào đó, mục đích là giúp đỡ những ngƣời bạn Pháp của tôi theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Vì lý do này tôi đang phát sinh một động cơ thanh tịnh và mong ƣớc những lời này có đƣợc một số lợi ích. CHƢƠNG I KHỞI ĐẦU Để thực hành Ngondro, bắt buộc bạn phải nhận đƣợc trao truyền và giảng dạy từ một Lama đủ phẩm tính, sự trao truyền có thể làm chín muồi Phật tánh bên trong của bạn, trong khi giáo lý hỗ trợ hiểu biết của bạn về thực hành để cuối cùng dẫn đến giải thoát. Bạn sẽ cần một số món để bắt đầu: một chuỗi hạt để đếm mantra, một đệm để ngồi, một bàn đảnh lễ, một khay mandala với vải, và một số ngũ cốc hay đá quý. Một bàn thờ đơn giản, đặt ở nơi cao ráo và sạch sẽ, nên có những hỗ trợ của thân, khẩu, ý của chƣ Phật. Nhƣ một hỗ trợ của thân Phật, bạn có thể dùng tƣợng, tranh hay hình ảnh của Đức Guru Rinpoche. Bạn cũng có thể sử dụng những hình ảnh của Bổn Tôn trí tuệ khác, Guru của bạn hay cây quy y. Một hỗ trợ khẩu của Đức Phật là dạng kinh điển thiêng liêng. Một hỗ trợ của tâm Phật có thể đặt trên bàn thờ là hình dạng của một bảo 7

tháp chứa xá lợi hay những di tích của Phật và những bậc giác ngộ khác, hoặc một pháp khí nghi lễ nhƣ một dao Phurba (dao có ba cạnh). Một bàn thờ với loại hỗ trợ thiêng liêng này là một phạm vi để tăng trƣởng và tích tụ công đức, trí tuệ. Dâng cúng đèn nến hay ánh sáng, bông hoa, và trầm hƣơng. Với một tâm thanh tịnh, cúng dƣờng một cách tôn kính đến những biểu tƣợng đại diện cho thân, khẩu, ý chƣ Phật với sự hiểu biết rằng Đức Phật không yêu cầu bất kỳ cúng dƣờng nào nhƣ vậy. Thay vào đó, hãy nhận biết sự cúng dƣờng là một hỗ trợ cho sự tích lũy công đức và trí tuệ của bạn. TƢ THẾ BẢY ĐIỂM Bắt đầu bằng việc tạo ra một không khí có lợi cho thiền định trƣớc bàn thờ của bạn hay ở một nơi yên tĩnh, không bị xao lãng, ngồi trên một đệm thoải mái. Đặt thân bạn theo tƣ thế bảy điểm, làm sạch ngữ bằng chín hơi thở, và đặt tâm trong trạng thái buông lỏng tự nhiên. Tƣ thế bảy điểm (hình 1) là ngồi theo tƣ thế kiết già với bàn chân trái đặt trên đùi phải và bàn chân phải trên đùi trái. Đây gọi là tƣ thế kim cƣơng. Bàn tay đặt trên lòng với tay phải trên tay trái, hai đầu ngón cái chạm nhẹ vào nhau. Sống lƣng thẳng, hơi nâng vai lên, cằm hơi gập và lƣỡi chạm nhẹ lên vòm họng, hai mắt mở và tập trung nhìn hƣớng về mũi. Nếu tƣ thế này không thoải mái, điều tối thiểu là lƣng bạn phải thẳng. Sau đó thực hành tẩy tịnh với chín hơi thở. 8

H1. Tƣ Thế Bảy Điểm TẨY TỊNH VỚI CHÍN HƠI THỞ Thực hành này tẩy tịnh năng lƣợng trong hệ thần kinh và kinh mạch. Cả hai thần kinh trí tuệ và vô minh đều hiện diện trong kinh mạch nắm giữ năng lƣợng trí tuệ và cảm xúc. Kim Cƣơng Thừa cố gắng tịnh hóa năng lƣợng cảm xúc và chuyển hóa nó thành năng lƣợng trí tuệ. Sự thực hành chín hơi thở tịnh hóa những cảm xúc cũng nhƣ bệnh tật và những ảnh hƣởng của ma quỷ. Tôi khuyên bạn nên làm thực hành này mỗi buổi sáng khi thức giấc. Bắt đầu bằng việc ngồi trong tƣ thế bảy điểm và kết ấn Kim Cƣơng Quyền (hình 2) cả hai tay. Lấy ngón cái áp vào gốc ngón đeo nhẫn, Ấn này niêm giữ năng lƣợng cuộc sống không thoát ra khỏi thân bạn và những ảnh hƣởng tiêu cực có thể đi vào. Vƣơn hai vai và đặt nắm tay ở nếp gấp nơi tiếp giáp giữa đùi và bụng. Thẳng hai cùi chỏ. Tƣ thế này làm xƣơng sống và kinh mạch đƣợc thẳng. 9

H2. Kim Cƣơng Quyền Quán tƣởng kinh mạch trung ƣơng, bắt đầu dƣới luân xa rốn khoảng bốn ngón tay đi lên tới đỉnh đầu bạn, sau đó vòng xuống ra đầu mũi. Kinh mạch trung ƣơng hay Uma có màu xanh dƣơng và bốn đặc tính - Thẳng - Bằng ánh sáng - Kích thước bằng một mũi tên trung bình và rỗng ruột - Độ dày của thành mạch bằng bề dày của cánh hoa sen. Ở hai bên kinh mạch trung ƣơng là hai kinh mạch khác. Tất cả các kinh mạch này (Hình 3 & 4) đều thông nhau khoảng bốn ngón tay dƣới rốn. Kinh mạch bên phải là Roma ở nam, và bên trái là nữ có màu trắng. Nó đi lần gần kinh mạch trung ƣơng và đi qua sau lỗ tai, thoát ra lỗ mũi. Kinh Kyangma có màu đỏ ở bên trái của nam và bên phải của nữ. Nó cũng ra ngoài lỗ mũi kia. Mỗi kinh mạch này bằng khoảng phân nửa kinh mạch trung ƣơng. Với hai quyền ở nếp gấp giữa đùi và bụng với hai cùi chỏ thẳng, hãy quán tƣởng không khí là khí trí tuệ. Sử dụng tay cùng bên kyangma hút khí trí tuệ vào mũi nơi mở ra của kinh mạch. Thủ ấn rút khí trí tuệ từ pháp giới vào, và khi hít vào bạn tiếp nhận sự ban phƣớc của chƣ Phật 10

mƣời phƣơng, ba thời, ba gốc (Đạo Sƣ, Bổn Tôn, Dakini), những bậc trì giữ giác tánh nội tại (Trì Minh Vƣơng Vidyadhara) và những vị nắm giữ dòng phái. Khi không khí đƣợc hít vào, niêm giữ lỗ mũi ở bên kinh kyangma. Không khí di chuyển xuống theo kinh kyangma sau đó ép qua kinh roma, rồi đi lên kinh mạch này ra ngoài lỗ mũi đối diện khi bạn thở mạnh ra. Lặp lại nhƣ vậy ở phía bên kia (nam và nữ khác nhau vì kinh mạch ngƣợc nhau) Lần thứ ba, dùng cả hai kim cƣơng quyền rút không khí bằng hai lỗ mũi, đƣa xuống cả hai kinh roma và kyangma, ép khí trí tuệ đi vào kinh mạch trung ƣơng và đi ra ngoài đầu mũi. Nhƣ vậy là hoàn tất ba hơi thở. Lặp lại hai lần nhƣ vậy. Bên trong roma, kinh mạch màu trắng, là năng lƣợng phái nam đƣợc quán tƣởng nhƣ màu xáo tro và trong hình dạng một con rắn. Roma là tinh túy của sân. Nó đƣợc biểu tƣợng cho Podon Gyalpo Quỷ Vƣơng của phái nam. Khi bạn thở ra qua kinh mạch này, bạn loại bỏ bệnh tật do phong, mật và đờm thấp v.v và hòa tan tất cả tiêu cực vào hƣ không. Tƣơng tự, bên trong kyangma, kinh mạch màu đỏ, là năng lƣợng nữ, màu đỏ đậm, trong hình dạng một con gà trống. Nó là tinh túy của tham đƣợc biểu tƣợng hóa bằng nữ quỷ Senmo. Khi bạn thở ra qua kinh mạch này, bạn loại trừ bệnh tật nhƣ viêm gan, vàng da, nhiễm trùng đƣờng tiểu, bệnh thận v.v, hòa tan chúng vào hƣ không. Bên trong uma, kinh mạch trung ƣơng có màu xanh dƣơng, là Ma-ning, chủ nhân của năng lƣợng bất nhị phi nam nữ, có màu khói và hình dạng giống nhƣ một con heo, đƣợc biểu tƣợng hóa bằng một con rồng gọi là Ludon. Tinh túy của năng lƣợng này là si. Trong kinh mạch này, mọi bệnh tật từ vô thủy đƣợc gom lại, cũng nhƣ tích lũy những nhiễm ô, năng lƣợng bất tịnh, và nhất là những nhiễm độc của thần kinh và năng lƣợng. Khi bạn thở ra kinh mạch này, tất cả những tích tụ đó cũng nhƣ mọi chƣớng ngại của bất kỳ loại nào đƣợc rửa bỏ, tẩy tịnh và hòa tan vào hƣ không. 11

Cảm nhận rằng với mỗi hơi thở, bạn đang tẩy rửa những kinh mạch, súc rửa chúng cho đến lúc cuối chúng hoàn toàn sạch sẽ. Đây là một thực hành chữa lành và giúp cho sự thiền định của hành giả. Khi ba độc (tham, sân, si) đƣợc tịnh hóa, ba ảnh hƣởng ma quỷ (Podon Gyalpo, Modon Senmo và Ludon Sadak) đƣợc loại trừ và ba bệnh tật (phong, mật, đờm thấp gốc rễ của 404 loại bệnh) đƣợc trừ khử. Vào lúc hoàn tất chín hơi thở, hãy ngồi cảm nhận sự an trụ trong trạng thái thanh tịnh. Hãy thả lỏng hai tay và trở lại tƣ thế bảy điểm. Hãy để cho tâm thức an trụ trong trạng thái không bị quấy rối bởi bất kỳ tƣ tƣởng nào liên quan đến ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Tƣ thế thiền định này khiến cho thân, khẩu, ý đƣợc buông lỏng vào một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. 12

H3,4. CÁC KINH MẠCH 13

CHƢƠNG 2 NGOẠI NGONDRO: BỐN NIỆM CHUYỂN TÂM Bản Ngondro có hai phần: Ngoại Ngondro và Nội Ngondro. Ngoại Ngondro gồm BỐN NIỆM CHUYỂN TÂM. Nó bắt đầu bằng dòng: Namo, lumé ten gyi gönpo lama khyen Homage! O lama, my unfailing and constant protector! Con xin đảnh lễ bậc Đạo Sư vĩnh cửu, bất biến, Đấng bảo hộ chân thật! Xin Ngài lưu ý đến con! Niệm dòng này vào lúc bắt đầu bất kỳ thời thiền định nào, nhƣ một chuẩn bị để tiếp nhận sự ban phƣớc. Hãy quán tƣởng Guru Rinpoche xuất hiện trong bầu trời phía trƣớc bạn. Phát sinh niềm tin và sự sùng kính mạnh mẽ, nhận ra tinh túy của Ngài hoàn toàn tƣơng tự nhƣ Guru Gốc của bạn. Năng lực sùng mộ của bạn cầu thỉnh dòng tâm thức của Guru Rinpoche đi xuống đỉnh đầu và tan hòa vào trong bạn, ngài ban quán đảnh cho bạn với sự ban phƣớc của trí tuệ nguyên sơ và sự giác ngộ của giải thoát. Thân bạn tự nhiên chuyển thành Thân Kim Cƣơng của ánh sáng cầu vồng. Ngữ của bạn trở thành Ngữ Kim Cƣơng và Ý bình thƣờng của bạn trở thành Ý Kim Cƣơng thanh tịnh. Trong cách này, ba cửa bình thƣờng của bạn hay cửa ngõ của kinh nghiệm đƣợc ba Kim Cƣơng của Guru Rinpoche ban phƣớc: Thân Kim Cƣơng Bất Hoại của Ngài tƣơng tự nhƣ Thân Phật, vƣợt lên trạng thái sinh tử; Ngữ Kim Cƣơng của Ngài Ngữ Trí Tuệ Giác Ngộ hoàn toàn thanh tịnh; và Ý Kim Cƣơng Giác Tánh Trí Tuệ tỏa khắp của Ngài. Giai đoạn đầu tiên này chuẩn bị một thời thiền định cho bạn vì chuyển hóa bạn thành một bình chứa thanh tịnh để tiếp nhận sự ban phƣớc của thực hành. Đức Guru Rinpoche xuất hiện lần nữa trong bầu trời phía trƣớc nhƣ nhân chứng trong lúc bạn tụng niệm và quán sát sâu sa bốn dòng kế tiếp của văn bản. Khảo sát và quán chiếu triệt để trên 4 TƢ DUY này, không còn nghi ngờ bất cứ điều gì nữa, có thể chuyển tâm bạn hƣớng về Giáo 14

Pháp. Hãy cầu nguyện rằng thực hành của bạn sẽ là phẩm tính cao nhất và Guru Rinpoche sẽ ban năng lực để thực hành Pháp của bạn đƣợc thâm sâu. Sau đó bạn khảo sát và quán chiếu từng tƣ tƣởng một. Vào lúc cuối thời công phu, hòa lẫn tâm bạn và tâm của Guru Rinpoche bằng việc nhận ra không có sự cách biệt và an trú trong trạng thái đó. Bây giờ suy niệm tƣ tƣởng thứ nhất, sự quán chiếu thân ngƣời là quý báu. Trong bản văn, dòng này viết: Daljor di ni shintu nyepar ka This free and endowed human birth is very difficult to obtain. Các sự tự do và những điều thừa hưởng của kiếp người quý báu đời này khó tìm gặp lại, Quan tâm đến sự quý báu của việc sinh ra làm ngƣời, nhận biết thật sự khó đƣợc một thân ngƣời. Nhận ra thật may mắn biết bao khi bạn đƣợc sinh ra ở một nƣớc văn minh mà giáo lý của Đức Phật đƣợc giảng dạy. Hiểu đƣợc sự may mắn tốt đẹp là bạn sinh ra nhƣ một ngƣời, hơn hẳn ba cõi thấp, ở đó sự đau khổ là không thể tƣởng tƣợng và không thể chịu đựng nổi. Sinh ra với đầy đủ bộ phận, giác quan và tâm thức linh hoạt không khiếm khuyết. Trong một thời gian lâu dài khi Đức Phật giảng dạy, Giáo Pháp còn hiện hữu và đƣợc bảo tồn, phát triển, và bạn lại đã có cơ hội tạo kết nối với giáo lý. Tuyệt diệu làm sao khi bạn có cơ hội phi thƣờng để làm một số việc bằng thân thể quý báu này. Sự tái sinh làm thân ngƣời là kết quả của thiện nghiệp trong quá khứ đã chín mùi của bạn, tuy nhiên chẳng ai biết đƣợc cơ hội gặp đƣợc và thực hành Giáo Pháp này có xảy ra lần nữa hay không? Có nói rằng gặp đƣợc Giáo Pháp trong đời này còn hiếm hơn cơ hội của một con rùa mù 100 năm mới nổi lên mặt biển một lần, và chui đầu ngẫu nhiên vào một cái ách bằng gỗ trôi bồng bềnh vô định trên mặt nƣớc. Một khi sinh ra, thân ngƣời cũng bình thƣờng nhƣ một tảng đá. Trong so sánh, ngƣời nào thực hành Giáo Pháp cũng giống nhƣ một viên kim cƣơng tinh chất. 15

Hiểu đƣợc điều này, bạn hãy cầu nguyện sự ban phƣớc của Guru Rinpoche để đánh giá đúng sự quý báu đƣợc sinh làm ngƣời. Suy nghĩ về sự may mắn lạ thƣờng của bạn, cầu nguyện để có năng lực rút tỉa một số tinh hoa từ cuộc sống của bạn, nguyện làm những điều tạo lợi ích cuối cùng bằng việc xây dựng Giáo Pháp trong đời này. Trƣớc tiên, hãy suy niệm sâu sa. Sau đó hòa lẫn tâm bạn với tâm Ngài và an trú trong trạng thái thiền định. Bây giờ suy niệm về tƣ tƣởng thứ hai, sự quán chiếu về vô thƣờng. Trong bản văn viết: Kyé tsé mitak chiwé chöchen yin All sentient existence is conditioned by impermanence and death Tất cả chúng sinh hiện hữu đều bị điều kiện hóa bởi vô thường, sinh tử, Suy niệm về vô thƣờng và cái chết làm gia tăng động cơ thực hành Giáo Pháp. Hiểu đƣợc vô thƣờng thật sự có nghĩa là nhận ra bản chất thay đổi vốn có của mọi hiện tƣợng và cơ hội phi thƣờng để luyện tâm bạn hƣớng về giải thoát. Nhờ quán chiếu, bạn bắt đầu thấy rằng mình không lãng phí thời giờ quý báu. Ngay khi bạn sinh ra, chắc chắn rằng bạn sẽ đi dần đến cái chết. Cái chết hiển nhiên này sẽ lấy đi bất kỳ cơ hội thực hành xa hơn nào của bạn. Bắt đầu nhận ra rõ ràng rằng, thay vì trì hoãn việc thực hành cho đến một lúc tƣơng lai nào đó, ngay bây giờ bạn phải bắt đầu rút tỉa một số ý nghĩa tinh hoa từ cuộc sống sinh ra làm ngƣời của bạn. Điểm trọng yếu của việc hiểu đƣợc vô thƣờng là không cảm thấy buồn về nó, mà sử dụng nó nhƣ một khích lệ để vƣợt qua sự lƣời biếng. Tính chất của SAMSARA (Vòng Luân Hồi) giống nhƣ một điệu vũ, chuyển động và thay đổi liên tục. Ở bình diện bên trong, tâm chúng ta trong trạng thái thay đổi liên tục. Đôi khi chúng ta hạnh phúc nhƣng không bao giờ kéo dài, sau đó, khi ta buồn, nó cũng không lâu. Rồi chúng ta giận dữ và nó cũng thay đổi 16

Ở bình diện bên ngoài, Samsara là một phản chiếu về tâm ảo tƣởng bên trong của chúng ta không bao giờ trở lại giống nhau. Một cách rõ ràng, bình diện bên ngoài cũng nằm trong một tiến trình liên tục thay đổi. Liên hệ với thời gian, vô thƣờng phản ánh bốn mùa trong một năm. Mùa hè đổi thành mùa thu, mùa thu chuyển sang mùa đông, mùa đông chuyển sang mùa xuân rồi mùa xuân lại sang mùa hè. Vũ trụ bên ngoài cũng thay đổi bốn lần trong mỗi niên kỷ (aeon). Trƣớc tiên, chỉ có hƣ không, và vũ trụ sinh ra từ hƣ không này. Sau đó nó hiện hữu (tồn tại), và cuối cùng lại tan biến vào hƣ không. Toàn bộ quá trình này gọi là một aeon (Đại kiếp). Do vậy, nhận ra rằng thời gian không ngừng nghỉ dù chỉ trong một chốc lát, rằng cái chết của chúng ta là chắc chắn, và mỗi chúng sinh sinh ra chắc chắn đều phải chết. Hầu hết mọi ngƣời đang sống bây giờ sẽ chết trong vòng 100 năm, không một ai sống đƣợc lâu hơn. Không có ý niệm khi cái chết xảy đến, chúng ta hoàn toàn dính mắc và mất mát trong những hy vọng và sợ hãi về tƣơng lai của mình, mà không nhận ra rằng dù chúng ta có tích lũy bất kỳ thứ gì có nhiều bao nhiêu trong đời này, cuối cùng nó sẽ bị tiêu hao. Bất cứ những gì chúng ta gây dựng, chẳng sớm thì muộn sẽ sụp đổ. Không có gì là kéo dài mãi mãi cả, ngay cả trái đất này hoặc vũ trụ. Bản chất thực của sự tụ hội là chia lìa. Bản chất thực của sự sống là cái chết. Mọi sự chúng ta nhận thấy là bền vững, thật có và lâu dài, thực sự là vô thƣờng và huyễn ảo. Cái chết không thể đoán trƣớc và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi đi ngủ vào ban đêm, bạn không thật sự biết đƣợc mình sẽ thức dậy trong đời này hay trong đời sau. Một nhận thức thấu suốt thật sự và thực tế hóa hiểu biết về lẽ vô thƣờng sẽ giúp loại trừ mọi lƣời biếng và ngần ngại trong thực hành. Vậy, hãy cầu nguyện Guru Rinpoche từ đáy lòng của bạn. Cầu nguyện đƣợc ban phƣớc để nhận ra bản chất của vô thƣờng. Suy niệm điều này vào lúc cuối thời công phu, nghỉ ngơi và thiền định trên hƣ không rộng mở. 17

Bây giờ suy niệm tƣ tƣởng thứ ba, sự quán chiếu về kết quả của việc tích lũy nghiệp thiện và bất thiện. Trong bản văn viết: Gedik lé kyi gyundré luwamé Beneficial and harmful actions bring their inevitable results. Nhân quả của Thiện và Ác nghiệp thì cực kỳ chính xác, Nghiệp phát sinh do thói quen tinh thần (tập khí). Khi những thói quen nhƣ vậy đƣợc lặp lại nhiều lần trong luân hồi, mối liên hệ giữa nghiệp nhân, quả - đƣợc tạo ra. Sự tái diễn của thói quen tinh thần là nguyên nhân; kết quả là kinh nghiệm hạnh phúc hay đau khổ của chúng ta. Nghiệp là kết quả của bất kỳ những gì bạn nghĩ, nói hay làm tích cực (đạo đức), hoặc tiêu cực (phi đạo đức). Nhờ quán chiếu về luật nhân quả, chúng ta hiểu đƣợc nghiệp của mình, thiện hay bất thiện là điều duy nhất chúng ta thật sự mang theo khi chết. Vì lý do này, thật rất quan trọng để chú ý kỹ lƣỡng đến bất cứ những gì bạn nghĩ, nói và làm. Nó là điều cốt yếu để trau dồi hành động tích cực và cố gắng từ bỏ hành động tiêu cực, bằng sự hiểu biết ngay cả hành vi tiêu cực nhỏ nhất cũng có khả năng làm cho toàn bộ khu rừng (tích cực, thiện nghiệp) bị rụi cháy. Tƣơng tự, không nên xem những hành động tích cực dù là nhỏ nhất là không quan trọng. Mỗi một hành động lợi ích giống nhƣ thêm một giọt nƣớc vào một bình lớn, nó có vẻ vô nghĩa, nhƣng cuối cùng cái bình sẽ đầy. Có mƣời hành động đạo đức là nguyên nhân của hạnh phúc và mƣời hành động phi đạo đức là nguyên nhân gây đau khổ. Mƣời hành động phi đạo đức phải tránh đƣợc chia làm ba phạm trù: Ba hành động phi đạo đức thuộc về Thân là: 1. Sát Sinh, (giết hại sinh linh hoặc ăn thịt động vật khi chúng còn sống, ví dụ, con cá đang bơi, mình vào chỉ vào nó rồi bảo làm thịt cho nhu cầu ẩm thực của mình, hay bảo người nhà đi mua gà, vịt sống về làm cho mình ăn ) 2. Trộm Cắp, (hay lấy bằng vũ lực hoặc lừa đảo) 3. Tà Dâm (quan hệ bất chính, ngoài hôn nhân không được sự đồng ý khiến gây ra đau khổ, tan vỡ, lừa dối ) 18

Bốn hành động phi đạo đức thuộc về Ngữ (Lời) là: 1. Nói Dối, 2. Nói Lời Vu Khống hay Gây Chia Rẽ, 3. Nói Lời Thô Tục, 4. Nói Lời Vô Nghĩa Ba hành động phi đạo đức thuộc về Ý là: 1. Thèm muốn sở hữu những thứ của người khác, 2. Ác ý hoặc mong muốn làm tổn hại người khác, 3. Chấp chặt tà kiến của chủ nghĩa hư vô hoặc chủ nghĩa vĩnh cửu. Hoặc chấp vào cả hai tà kiến này. Quan điểm hư vô là sự tin rằng chẳng có Giáo Pháp và không có nghiệp quả (chết là hết, không có nhân quả báo ứng gì ) khiến ra tạo ra nghiệp tiêu cực nhất. Quan điểm vĩnh cửu tin rằng mọi thứ đều thường hằng, không phải là vô thường (tin có các đấng thần linh, thượng đế, linh hồn, một cái ngã là thường hằng, vĩnh cửu). Chấp chặt vào các tà kiến này có thể tạo ra nghiệp quả nặng nhất. Thay vì vi phạm mƣời hành vi tiêu cực, một hành giả hãy thực hành mƣời hành động đạo đức sau: 1. Từ bỏ sát sinh, thay vào đó hãy bảo vệ mạng sống của chúng sinh, 2. Thực hành bố thí, ban tặng thay vì trộm cắp, 3. Thực hành đạo hạnh, giữ giới thanh tịnh thay vì tà dâm, 4. Nói thật thay vì nói dối, 5. Giảng hòa những mâu thuẫn thay vì nói chia rẽ, 6. Nói lời dịu dàng thay vì thô tục, 7. Tụng niệm cầu nguyện, giữ chánh niệm, tỉnh giác, thiền định thay vì nói chuyện phiếm, 8. Thiền quán hoan hỷ về những sở hữu và phẩm tính tốt của người khác, thực hành sự rộng lượng, 9. Thực hành lòng bi mẫn, nhân ái thay vì ác ý, 10. Tin sâu vào Giáo Pháp và nhân quả, hơn là chấp giữ tà kiến. 19

Kế tiếp, hãy cầu nguyện Guru Rinpoche ban phƣớc và sức mạnh cho bạn để bạn luôn luôn chú tâm tới hành động và nghiệp của bạn. Cầu nguyện nghệp tiêu cực của bạn giảm đi và nghiệp tích cực đƣợc tăng lên. Thọ giới nguyện mạnh mẽ để không bao giờ tích tập nghiệp bất thiện, và thề từ giở trở đi chỉ tạo ra thiện nghiệp. Cầu nguyện Guru Rinpoche ban cho bạn sức mạnh để hoàn thành điều này. Kế tiếp, vào lúc cuối thời niệm, hãy ngồi và thiền định. Suy niệm tƣ tƣởng thứ tƣ, sự quán chiếu về sự đau khổ của luân hồi. Trong bản văn viết: Kham sum khorwa dukngal gyatsö ngang The three realms of saṃsāra are an ocean of suffering. Ba cõi giới luân hồi thực chất là biển khổ đau, Cho đến lúc sự tích lũy viên mãn và giác ngộ đã đạt đƣợc, nghiệp thiện và bất thiện phát triển không ngừng. Kết quả của nghiệp bất thiện tích lũy là chu trình đau khổ mà tất cả chúng ta đã kinh nghiệm đƣợc gọi là luân hồi. Tích lũy thiện nghiệp và thực hành Giáo Pháp là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta để thoát khỏi đau khổ liên tục và không cần thiết. Có sáu cõi trong luân hồi, ba cõi thấp (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) và ba cõi cao (ngƣời, atula, trời). Khi nghiệp chín mùi, chúng ta tiếp tục sinh vào các cõi này. Tùy theo nghiệp nặng hay nhẹ, chúng ta kinh nghiệm hạnh phúc lẫn khổ đau trong các cõi. Khi nghiệp thiện chín mùi nặng hơn, chúng ta đạt đƣợc tái sanh tốt vào ba cõi trên. Khi nghiệp bất thiện nặng hơn, chúng ta tái sanh để chịu đau khổ khủng khiếp trong ba cõi dƣới. Tích lũy công đức và hành động đạo đức có thể tạo ra hạnh phúc trong những cõi cao, và phát triển hành động phi đạo đức có thể gây ra đau khổ trong những cõi thấp. Ví dụ, tích tập tính keo kiệt nặng nề có thể khiến tái sanh vào cõi ngạ quỷ. Một tích tập nhẹ hơn, ngay cả nếu bạn đƣợc sinh làm ngƣời, vẫn có thể là nguyên nhân khiến bạn nghèo khó. 20

Hoàn toàn phó mặc cho gió nghiệp, chúng ta không kiểm soát đƣợc nơi chúng ta bị thổi đến. Khi một tái sanh tốt kết thúc và nghiệp bất thiện của chúng ta chín mùi, chúng ta bị tái sanh vào một cõi bị khổ đau hành hạ. Trong vô số kiếp, chúng ta đã đi lòng vòng tùy thuộc ảo giác, si mê và thiếu tính chất từ tâm trí tuệ của mình. Trái lại, chúng ta phát triển sân hận và thù địch, gây ra tái sanh vào cõi địa ngục. Chúng ta bám giữ tính keo kiệt và tạo ra sự tham lam, là nguyên nhân tái sanh vào cõi ngạ quỷ. Chúng ta mù quáng vì vô minh (si), là nguyên nhân gây tái sanh vào cõi súc sanh. Chúng ta héo hon vì dục vọng, là nguyên nhân tái sanh vào cõi ngƣời. Thói quen ganh tỵ và tranh đấu gây tái sanh vào cõi Atula. Và thói quen kiêu căng, ngạo mạn dẫn đến việc gây ra tái sanh vào cõi Trời. Vào lúc này, chúng ta có may mắn to lớn đƣợc sinh vào cõi ngƣời, cõi ở giữa trong sáu cõi. Đau khổ của con ngƣời chúng ta không lớn và không thể trốn thoát nhƣ đau khổ mãnh liệt của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sinh. Tuy vậy, trong cõi ngƣời, vẫn có bốn loại đau khổ rõ ràng là: sinh, lão, bệnh và tử. Trong ba cõi cao của Ngƣời, Atula và Thiên có một số hạnh phúc tạm thời, nhƣng vẫn có nhiều mức độ đau khổ khác nhau. Bây giờ thiện nghiệp của bạn vẫn có thể xuất hiện, nhƣng cuối cùng nó sẽ tiêu hao và nghiệp đau khổ sẽ xuất hiện trở lại. Trong luân hồi chắc chắn không có hạnh phúc lâu dài và trƣờng cửu, mà điều này đúng là điều tất cả con ngƣời khao khát. Mọi ngƣời đều muốn hạnh phúc trƣờng tồn, vĩnh cửu và thoát khỏi đau khổ. Không hiểu và nắm vững đƣợc đau khổ mãnh liệt nhƣ thế nào trong luân hồi thì không thể đánh giá đƣợc tính chất thực của Giáo Pháp. Chỉ do thực hành Giáo Pháp mới có thể kéo dài niềm an bình và hạnh phúc nhờ rèn luyện tâm ảo tƣởng của chúng ta nhận ra sự thanh tịnh, không nhiễm ô của tâm trí tuệ, vƣợt lên mọi nhận thức và thói quen nhị nguyên. Nhận biết rằng, ngoài Giáo Pháp ra, không có tinh túy lâu dài nào có thể kiếm đƣợc trong sáu cõi luân hồi hoặc cõi ngƣời này. Ngoài Giáo Pháp ra, không có ý nghĩa cốt tủy nào cho cuộc sống của bạn. Hạnh phúc duy nhất thực sự tìm thấy là đạt đƣợc Phật Quả. Suy niệm về 21

điều này và hòa lẫn tâm bạn và tâm Guru Rinpoche, hãy thiền định trên hƣ không rộng mở, niệm: Dren né dak lo chö la gyurwar shok Recognizing this, may my mind turn towards the Dharma. Cầu xin suy niệm này chuyển tâm con hướng về đường Giác! Nhờ quán chiếu từng câu trong Bốn Niệm Chuyển Tâm, chúng ta tham gia vào một loại thiền phân tích. Vì sự thấu suốt và kinh nghiệm gia tăng nhờ sử dụng các thực hành suy niệm này, những nhận thức của chúng ta đƣợc sâu sắc và sâu sa hơn. Biết đƣợc bản chất của mọi sự là trí tuệ. Ngƣợc lại là vô minh. Phấn đấu hiểu đƣợc thực nghĩa của Bốn Niệm này nhờ an trú trong trạng thái trí tuệ. Chỉ qua sự quán chiếu nhiệt thành chân thật về những chân lý cốt tủy này, tâm bạn mới có thể kiên quyết hƣớng về Giáo Pháp. Thiền định suy niệm có thể bắt đầu thoát khỏi bám chấp vật chất thế gian, cuối cùng dẫn đến sự nhàm chán và sợ hãi vòng luân hồi. Đây là kết quả tự nhiên của thực hành, vì thực hành Giáo Pháp thanh tịnh không bám chấp vào hiện tƣợng của luân hồi. Sự tin chắc của bạn về thực hành để đạt giải thoát sẽ gia tăng khi bạn quay lƣng lại với những quan niệm thông thƣờng của thế gian, thế giới của những hiện tƣợng. Cố gắng thệ nguyện thực hành Giáo Pháp thanh tịnh và cầu nguyện Guru Rinpoche ban cho sức mạnh tin tƣởng để hoàn tất con đƣờng, chúng ta tiếp nhận đƣợc Cam Lồ ban phƣớc của Ngài. Nhờ đó, trong cuộc sống bình thƣờng nhƣ một chúng sanh, chúng ta có khả năng giác ngộ to lớn. Nhờ ban phƣớc của Guru Rinpoche, chúng ta nhận ra tâm ta bất khả phân với tâm trí tuệ không nhiễm ô. Với quan điểm này, hãy an trú trong thiền định vô tƣớng không phân tích, không tạo tác càng lâu càng tốt Đến đây kết thúc phần NGOẠI NGONDRO. 22

CHƢƠNG 3 THỌ QUY Y Phần chính của Ngondro, NỘI NGON DRO, có 7 phần: 1. Thọ Quy Y, 2. Bồ Đề Tâm: Phát triển Tâm Tỉnh Giác, 3. Cúng Dường Mandala để tích lũy Công Đức và Trí Tuệ, 4. Thiền Định và Trì Tụng thần chú Kim Cương Tát Đỏa để Tịnh Hóa Chướng Ngại, 5. Thỉnh Cầu Ân Phước và Nhanh Chóng Hợp Nhất với Tâm Guru, 6. Chuyển Di Tâm Thức 7. Bố Thí Thân Thể Hành Giả (CHOD) và Hồi Hướng Công Đức. Tại sao chúng ta quy y? Chúng ta quy y để thoát khỏi chu kỳ đau khổ vô tận trong luân hồi. Hoàn toàn bất lực trong việc bảo vệ chính mình thoát khỏi những đau khổ, bế tắc không lối thoát, chúng ta cần một vị bảo hộ. Chúng ta trong mối nguy hiểm to lớn và tuyệt đối không thể giúp đỡ chính mình. Sự nguy hiểm là mối vô minh của chúng ta mà hậu quả hiển nhiên là đau khổ. Chúng ta thọ quy y trong nhận thức rằng tâm trí tuệ là sự quy y duy nhất thật sự hiện hữu. Chúng ta thọ quy y với ai? Chúng ta thọ quy y đến Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng đoàn. Chúng ta quy y với quan điểm và động cơ đúng đắn. Một vị Phật là ngƣời tâm hoàn toàn thanh tịnh. Một tâm thanh tịnh thì không có lỗi lầm, nó không nhiễm ô, nó là trí tuệ toàn giác viên mãn, chỉ phô bày những phẩm tính thanh tịnh. Giáo Pháp là phƣơng pháp hay cách thức, con đƣờng để tịnh hóa tâm. Tăng Đoàn là những ngƣời bạn đồng hành tâm linh trên con đƣờng, là những ngƣời đang cố gắng tịnh hóa tâm thức của họ, và là ngƣời giúp đỡ, hỗ trợ tâm linh bạn phát triển. Phật tánh là đích đến của chúng ta, Giáo Pháp là phƣơng pháp làm thế nào để chúng ta đến đƣợc 23

đó, và Tăng Đoàn là những ngƣời bạn đồng hành với chúng ta. Đây là quan điểm và động cơ đúng đắn mà chúng ta thọ quy y. Nhiều thực hành và giáo lý Ngondro khác nhau hiện hữu trong những dòng truyền Phật giáo khác nhau, có hai cách dạy thực hành quán tƣởng về cây quy y: Kiểu Phát Triển và Kiểu Cốt Lõi Hóa. Kiểu Phát Triển thì rất chi tiết. Một cách tóm tắt kiểu này là, hãy quán tƣởng Hồ Dhanakosa ở phía trƣớc bạn, ở giữa hồ là một cây nhƣ ý có năm cành. Guru Rinpoche ngồi ở trung tâm, trên đầu Ngài là những Guru của dòng truyền, trên cành bên phải Ngài là tất cả chƣ Phật, phía sau là Giáo Lý và Kinh Điển, ở bên trái là Tăng Đoàn gồm các Thanh Văn đại diện là các Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cầm tích trƣợng, bình bát và Bổn Tôn (của cá nhân hành giả chọn). Trong hƣ không, bao quanh năm cành này là chƣ Daka và Dakini (những bậc giác ngộ di chuyển khắp pháp tánh không gian của chân lý tuyệt đối) và những Dharmapala - Hộ Pháp (những bậc thệ nguyện bảo vệ giáo lý của Đức Phật). Nhiều giáo lý NGONDRO sâu rộng bao gồm sự giải nghĩa nhiều chi tiết hơn. Tuy nhiên, ngƣợc với kiểu phát triển, thực hành quy y trong bản văn này sử dụng kiểu quán tƣởng cốt lõi hóa. Ở đây Guru Rinpoche là viên ngọc nhƣ ý dung chứa mọi sự. Bắt đầu quán tƣởng Guru Gốc của bạn xuất hiện trong hình tƣớng Guru Rinpoche trong bầu trời phía trƣớc bạn. Ngài đƣợc bao quanh bởi tất cả chƣ Phật và Bồ Tát trong mƣời phƣơng và ba thời. Ngài là tinh hoa của Tam Bảo, Ba Gốc và Ba Thân. Thân của Guru Rinpoche là Tăng Đoàn, Ngữ của Ngài là Giáo Pháp, Ý của Ngài là Phật. Đó là Tam Bảo. Thân Ngài là Guru, Ngữ Ngài là Bổn Tôn và Ý Ngài là Dakini. Đây là Ba Gốc. Thân Ngài là Hóa Thân, Ngữ Ngài là Báo Thân, và Ý Ngài là Pháp Thân. Đây là Ba Thân. 24

Quán tƣởng thân Guru Rinpoche màu trắng hơi hồng, biểu tƣợng cho trí tuệ và phƣơng tiện thiện xảo. Ngài ngồi trong tƣ thế vui chơi của hoàng gia, chân phải hơi duỗi. Tay phải Ngài cầm một chày kim cƣơng đại diện cho trí huệ kim cƣơng bất hoại. Trong thế ấn phẫn nộ, đƣợc gọi là hàng phục bằng sự huy hoàng. Tay trái Ngài cầm một chén sọ ngƣời, trong đó là một bình trƣờng thọ tràn đầy Cam lồ trí tuệ bất tử, biểu tƣợng cho sự ban thành tựu thông thƣờng và tối thƣợng. Nút của bình trƣờng thọ là một viên ngọc nhƣ ý. Ngài mặc bốn lớp áo: lớp áo choàng màu trắng tinh khiết biểu tƣợng cho y của hành giả mật thừa kim cƣơng bí mật và sự không dấu vết nhiễm ô; choàng lên lớp này là một áo choàng có hai tay dài màu xanh dƣơng, biểu tƣợng cho tâm Giác tánh nguyên thủy liên hệ đến Đức Phật Phổ Hiền Nguyên Thủy Samantabhadra; bên ngoài là một lớp y áo tu sĩ màu đỏ với trang trí màu vàng, biểu trƣng ngài không chỉ tinh thông, nắm vững giáo lý Mật thừa mà ngài còn nắm vững giáo lý các thừa kinh giáo khác. Trang phục bên ngoài cùng là một áp choàng hoàng gia của nhà vua, biểu trƣng là ngài là một Pháp Vƣơng vị vua Pháp có nguồn gốc xuất thân hoàng tộc. Ngài đội một nón bằng da hƣơu hình hoa sen (mũ mềm của dòng Liên Hoa da hƣơu tƣợng trƣng cho lòng từ mẫn, quan tâm tha thiết tới chúng sinh bởi hƣơu là loại vậy đƣợc biết là có sự chăm lo, thƣơng yêu dành cho con cái tốt nhất, hoa sen tƣợng trƣng cho dòng Liên Hoa của Đức Phật Amitabha là dòng phái Ngài thuộc về), trên chóp là một nửa chày kim cƣơng và một lông chim kên kên. Trong khuỷu tay trái Ngài là một chĩa ba Khatvanga, biểu tƣợng sự bất khả phân với phối ngẫu trí tuệ và sự hàng phục ba độc. Quán tƣởng sắc tƣớng trí tuệ thanh tịnh ba chiều của Ngài đƣợc tạo bởi ánh sáng cầu vồng. Sắc tƣớng trí tuệ là một dạng hóa thân lƣu xuất tuy có hình dạng nhƣng lại không thật có nhƣ cầu vồng trên bầu trời. Tất cả cõi Phật, hiện tƣợng phi thƣờng của trí tuệ đều viên mãn trong thân Ngài, và thân Ngài tỏa khắp cõi Phật không chƣớng ngại. 25

Sau đó quán tƣởng cha bạn ở bên phải, mẹ bạn ở bên trái, kẻ thù bạn ở phía trƣớc, đƣợc bao quanh bởi tất cả sinh linh toàn trái đất, cảm nhận rằng bạn dẫn dắt tất cả chúng sinh thọ quy y nơi Tam Bảo cho đến khi tất cả đạt đƣợc Phật Quả. Hãy bày tỏ lòng tôn kính sâu sa qua việc cúng dƣờng thân, khẩu, ý đến Guru Rinpoche một cách hoàn toàn tin tƣởng! Đảnh lễ, lễ lạy bằng thân bạn và niệm bài nguyện quy y bằng ngữ, phát triển niềm tin bất biến và lòng sùng mộ bằng ý, bạn niệm: Di zung changchub nyingpo matob bar From now until I obtain the essence of enlightenment, Từ lúc này cho đến khi đạt đƣợc cốt tủy của Giác ngộ, Lama könchok sum la kyab su chi I take refuge in the Lama, the Buddha, Dharma and Saṅgha. Con thọ quy y nơi Lama, Bậc hiện thân của Tam Bảo Thực hiện lễ lạy khi bạn niệm hai dòng quy y này. Để lễ lạy, bạn đứng hai chân cùng nhau, hai tay chắp lại trong thủ ấn nụ hoa sen của niềm tin và sự sùng mộ. Với ấn này, chạm lên đỉnh đầu, cổ họng và giữa ngực khi lễ lạy. Dùng ấn nụ hoa sen chạm lên ba nơi này để tịnh hóa những nhiễm ô của ba cửa (thân, khẩu, ý), và tiếp nhận Ân Phƣớc, Gia Trì của ba Vajra kim cƣơng: Thân Kim Cƣơng, Ngữ Kim Cƣơng, Tâm Kim Cƣơng Giác Ngộ của Guru Rinpoche. Sau đó chạm năm điểm của thân bạn xuống đất. Năm điểm này là trán, hai bàn tay và hai đầu gối. Chạm năm điểm này xuống đất có thể đóng cánh cửa tái sinh vào luân hồi. Cúi xuống, chạm hai bàn tay và đầu gối xuống đất, trƣợt thân nằm sấp xuống, hai bàn tay để lên đầu trong lúc trán chạm đất. Lễ lạy nhƣ vậy giúp tịnh hóa những nhiễm ô của thân, giúp cơ bắp khỏe mạnh, tẩy tịnh những cơ quan, gia tăng tuổi thọ, công đức và hàng phục kiêu mạn. Để hoàn tất phần này của Ngondro, bạn phải lễ lạy 100.000 lần. Nói chung, phải thêm vào 10% để sửa chữa những sơ suất, lỗi lầm khi lễ lạy, nhƣ vậy tổng cộng là 110.000 lần. 26

Thọ quy y là lối vào Phật Đạo và là nền tảng của tất cả các thệ nguyện (samaya) khác. Mặc dù có nhiều thệ nguyện trong hệ thống Phật Giáo, nhƣng quy y là nền tảng tuyệt đối và trƣớc nhất. Khi bạn thọ nguyện này, bạn thật sự bắt đầu trên con đƣờng Phật Pháp. Thệ nguyện có nhiều chi tiết, nhƣng điểm chính yếu là tránh làm tổn hại mạng sống của tất cả chúng sanh. Đạo Phật nhận ra rằng nguyên nhân của mọi đau khổ là làm tổn hại ngƣời khác. Nhờ từ bỏ tâm gây tổn hại và những hành vi bất thiện, nguyên nhân gây đau khổ sẽ bị loại trừ và đƣợc an định. Thọ nguyện quy y là lợi ích vô tận. Đức Phật nói rằng bất kỳ ai nghe đƣợc danh hiệu của Tam Bảo thì sẽ có rất nhiều lợi ích mà bầu trời dù là rất to lớn cũng sẽ trở nên quá nhỏ không chứa đƣợc hết các công đức, ích lợi ấy. Khi có ngƣời nào đó với một tâm chân thành, trong sáng thọ quy y nơi Tam Bảo, công đức ngƣời đó đạt đƣợc là bất khả tƣ nghị (không thể nghĩ bàn) vì quá bao la, rộng lớn. Tinh hoa của thực hành quy y là niềm tin và sự sùng kính bất biến, không gì có thể lay chuyển. Không có đƣợc loại niềm tin này, tâm bạn không thể rộng mở. Khi tâm bạn rộng mở, nó trở nên mềm mại, nhu nhuyễn và sẵn sàng đón nhận lòng từ bi của chƣ Phật nhƣ một cái móc gắn chặt niềm tin và lòng sùng kính của bạn. Không có niềm tin thì không có nối kết thực sự với Giáo Pháp ở đây không phải là lòng tin mù quáng mà là lòng tin thông tuệ, thoát khỏi mọi nghi ngờ và mê lầm. Vì Giáo Pháp là thanh tịnh và là con đƣờng không lỗi, Đức Phật thì giống nhƣ mặt trời chiếu rọi ánh sáng rực rỡ trên lớp tuyết trắng dầy bao phủ một trái núi. Với lòng sùng kính, những tia sáng niềm tin của bạn có thể làm tan chảy dòng tuyết Cam lồ ân phƣớc của Đức Phật. Vậy, với niềm tin và sự sùng kính thanh tịnh, hãy niệm hai dòng quy y này. Trong khi niệm một lần, bạn cũng đảnh lễ, lễ lạy một lần, rồi tiếp đến hai dòng phát triển Bồ Đề Tâm ở chƣơng tiếp theo. 27

28

CHƢƠNG 4 BỒ ĐỀ TÂM: PHÁT TRIỂN TÂM TỈNH GIÁC Trong khi thọ quy y là tinh hoa của con đƣờng Tiểu Thừa (Hinayana), thì thực hành Bồ Đề Tâm là tinh hoa của con đƣờng Đại Thừa. Nó có nghĩa là quan điểm giác ngộ vĩ đại và có hai phƣơng diện. Trƣớc tiên Bồ Đề Tâm Tƣơng Đối, là tâm của lòng đại bi. Thứ hai, Bồ Đề Tâm Tuyệt Đối, là hƣ không rộng mở và đại rộng mở. Khi bạn đạt đƣợc giác ngộ thực sự, cả hai điều này là bất khả phân bởi tinh hoa của tánh Không là lòng Bi. Bồ Đề Tâm Tƣơng Đối có hai khía cạnh, đó là Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hành. Bồ Đề Tâm Nguyện là mong ƣớc tất cả chúng sanh đạt đƣợc Phật tánh, để họ giải thoát khỏi đau khổ và không xa rời hạnh phúc. Bồ Đề Tâm Nguyện bao gồm Tứ Vô Lƣợng Tâm: Từ, Bi, Hỷ và Xả. Thiền định về XẢ, có nghĩa là nhận ra bản chất của tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Quan điểm này phải đƣợc phát sinh để phát triển Bồ Đề Tâm. Để ngăn chặn một xu hƣớng và thiên kiến, hãy luôn bắt đầu thực hành của bạn bằng việc thiền định về bình đẳng (xả). Thiên kiến tập trung gây ra bởi quan niệm tạo tác có giới hạn của tâm nhƣ: bạn thù, thích không thích Sự duy trì hiện tƣợng thiên kiến tập trung nhị nguyên này đồng nghĩa với luân hồi. Nếu giới hạn khả năng chúng ta để tiếp nhận tất cả chúng sanh là bình đẳng, thì làm sao chúng ta có thể phát triển quan điểm bao la và vô hạn của lòng Từ, Bi và Hoan Hỷ với tất cả chúng sanh? Gốc rễ của vấn đề là tâm nhị nguyên, cái tâm luôn chọn một bên, cái tâm luôn phân biệt thù hay bạn, từ chối hay chấp nhận Trong chân lý, không có lý do để tạo ra những khái niệm giới hạn này. Chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng sanh hoàn toàn có mối quan hệ với mình. Họ đã từng là cha - mẹ, bạn bè, họ hàng và kẻ thù của chúng ta vào một lúc nào đó, và giờ đây họ có thể là kẻ địch. Nhƣng, chúng ta hoàn toàn chắc rằng 29

mọi sự đều vô thƣờng, vậy rất có thể trong tƣơng lai kẻ thù sẽ trở thành bạn của chúng ta. Trong một phạm trù rộng hơn, khi kẻ thù đƣợc xem là đem lại tổn hại thì họ vẫn có thể là sự giúp đỡ chúng ta. Nhờ lòng tốt, họ có thể chỉ ra những lỗi lầm của chúng ta. Do khảo sát thành thật những gì họ nói, chúng ta có thể thấy đƣợc một số sự thật. Nếu ai đó nói sự thật, tại sao chúng ta lại phải giận dữ hay phản đối họ? Nhờ nhận ra và chấp nhận lỗi lầm của mình, chúng ta có đƣợc những phẩm tính của trí tuệ. Đây cũng là những gì mà vị Thầy làm cho chúng ta. Công việc của vị Thầy là chỉ ra những lỗi lầm của chúng ta và hƣớng dẫn cách để gỡ bỏ chúng. Đây là con đƣờng để đạt đƣợc trí tuệ. Vậy, hãy bắt đầu thiền định của bạn bằng cách xây dựng sự điềm đạm của bình đẳng, điều có thể làm phát sinh khả năng yêu thƣơng không giới hạn và vô điều kiện. Hãy nhận biết rằng có biết bao nhiêu chúng sanh đã giúp đỡ và yêu thƣơng bạn trong quá khứ từ vô lƣợng kiếp! Khi nghĩ về điều này, sự mong muốn đáp trả lại lòng từ ái của họ sẽ tự nhiên bộc lộ trong bạn. Quan điểm TỪ là kết quả của việc nhận ra rằng tất cả chúng sanh đã từng là cha, mẹ trong vô số kiếp tái sinh của chúng ta. Họ đã cho chúng ta sự sống, một thân thể và săn sóc, chăm lo cho chúng ta, họ đã hy sinh rất nhiều điều cho chúng ta. Hãy nghĩ về lòng từ ái đó, hãy cảm nhận lòng bi mẫn của họ và dần dần gợi lên một cảm nhận biết ơn vô bờ và yêu thƣơng chân thật với họ. Hãy thiền định về những ngƣời đã từng tốt nhất với bạn trong đời này. Họ hoàn toàn giống nhƣ những chúng sanh đã sống với bạn trong những kiếp quá khứ. Hãy tạo ra lòng Từ bình đẳng cho tất cả những ngƣời đó khi bạn nhận ra quà tặng của họ. Nếu có ai tốt nhƣ vậy, bạn phải đáp trả lại lòng tốt của họ. Bạn có thể đáp trả họ nhờ thực sự phát sinh một quan điểm từ ái vô lƣợng. Bây giờ hãy phát triển lòng BI vô lƣợng cho tất cả chúng sanh. Họ không có ý niệm về những gì gây ra đau khổ cho họ, và cùng lúc họ chỉ thực sự muốn hạnh phúc. Chúng sanh không có ý niệm về sự khác biệt 30

giữa hành động thiện và bất thiện, do vậy vô tình họ tiếp tục tạo ra nhiều nghiệp bất thiện hơn. Do vô minh và vì mong muốn hạnh phúc, mọi sự họ làm ra càng tạo thêm nhiều đau khổ. Mong ƣớc rằng tất cả chúng sanh đƣợc thoát khỏi đau khổ sẽ phát khởi tự nhiên và cùng lúc từ việc suy niệm về nỗi đau khổ của ngƣời khác và những nguyên nhân gây ra nó. Hãy nhận biết rằng nỗi đau khổ của họ thật to lớn xiết bao, và hãy có lòng khoan dung trên những chúng sanh nghèo khổ này vì họ không có ý niệm làm thế nào để thoát khỏi chu kỳ luẩn quẩn vô tận này. Hãy phát sinh một cảm nhận của lòng Bi vô lƣợng với họ. Hãy nhận ra rằng thật may mắn biết bao khi bạn đã gặp đƣợc một con đƣờng với khả năng dẫn dắt bạn ra khỏi vòng luân hồi ghê sợ này. Hãy phát triển một cảm nhận Hoan Hỷ vô lƣợng khi bạn quán chiếu về những phẩm tính tốt của những chúng sanh khác. Hãy hiểu và nhận biết hạnh phúc của họ, hãy cảm thấy hoan hỷ với họ. Hãy tạo một mong ƣớc rằng họ sẽ đạt đƣợc Phật Quả. Hãy cố gắng nhận ra những phẩm tính tích cực, đáng quý của ngƣời khác, hãy phát triển mong ƣớc rằng những phẩm tính tích cực của họ ngày càng đƣợc gia tăng nhiều hơn và những ngƣời khác sẽ tranh đua với họ để thế giới này, cuộc sống này có thêm những phẩm chất tích cực, thiện lành. Hãy thiền định về một ngƣời có tính cách tuyệt vời rồi sau đó trải rộng cái thấy này với ƣớc muốn tất cả chúng sanh đều có những phẩm tính tuyệt vời nhƣ vậy. Cầu nguyện những phẩm tính này tăng trƣởng và phát triển trong tất cả chúng sanh. Với động cơ tƣơng tự, hãy mong ƣớc rằng tất cả chúng sanh không bao giờ tách rời với hạnh phúc tối thƣợng của Phật Quả và những nguyên nhân của hạnh phúc đó. Kế tiếp, hãy cầu nguyện cho chúng sanh vĩnh viễn tách rời khỏi đau khổ và những nguyên nhân gây đau khổ, rồi họ kinh nghiệm đƣợc hạnh phúc tối thƣợng viên mãn, vƣợt khỏi bất kỳ loại đau khổ nào. Sau đó quán chiếu về những cảm xúc tích cực phát sinh khi chúng ta biết rằng những chúng sanh đó không còn đau khổ và thiền định về sự Hoan Hỷ này. Đó là Bốn Tâm Vô Lƣợng. 31

Bồ Đề Tâm Hành là hoạt động hoàn thành thực sự của Bồ Đề Tâm. Bồ Đề Tâm Nguyện thì giống nhƣ mong ƣớc một ai đó có đƣợc 1.000 USD, còn Bồ Đề Tâm hành thì giống nhƣ việc đi kiếm đƣợc 1.000 USD rồi mang nó đi cho ngƣời nào đó. Ví dụ về 1.000 USD chỉ là dẫn chứng, cho tiền bạc thì cũng tốt nhƣng chƣa phải là cách giúp đỡ rốt ráo và thực sự. Cách duy nhất bạn có thể thực sự giúp đỡ chúng sanh là đạt đƣợc Phật Tánh. Chỉ nhƣ vậy bạn mới có năng lực tạo ra một số lợi ích lâu dài và thực sự cho ngƣời khác. Hành Động cụ thể của Bồ Đề Tâm Hành là thực hành Lục Độ Ba La Mật (Sáu Phƣơng Tiện Rốt Ráo): 1. Bố Thí, hay cho đi, ban tặng của cải vật chất (tài thí) điều này cũng có nghĩa là bố thí Pháp (Pháp thí), ban cho sự bảo vệ giúp người khác tránh khỏi sự sợ hãi, lo lắng (Vô úy thí) và cứu giúp mạng sống (Tình thương thí) 2. Trì Giới, hay tích lũy những hành động đạo đức, tránh làm những hành đông bất thiện và giữ động cơ luôn vì lợi ích người khác. 3. Nhẫn Nhục trong thực hành, kiên nhẫn với người khác và nhẫn nại khi nghe và thực hành Giáo Pháp. 4. Tinh Tấn, hay lòng can đảm và tự tin rằng bạn có thể thực hiện khả năng thành Phật và tinh tấn thực hành không mệt mỏi, không ngơi nghỉ vì tương lai là vô thường và không thể lường trước được. 5. Thiền Định, tất cả chúng sanh kinh nghiệm cảm xúc của ba đọc là tham, sân và si. Trên con đường, khi bạn thiền định thì ba độc này được chuyển hóa thành ba kinh nghiệm, đó là: trong sáng, cực lạc và hư không hay vô niệm. Ở bình diện kết quả, ba kinh nghiệm này chuyển hóa thành ba thân. Trên con đường thì đó là ba kinh nghiệm của Samadhi (Đại Định) hay kinh nghiệm. Điều này giống như sự thiền định của một đứa trẻ. Trong giai đoạn thứ hai, sự bám chấp vào kinh nghiệm biến mất, nhưng vẫn còn một ít bám chấp vi tế vào tánh Không. Trong giai đoạn thứ ba của thiền định, ngay cả sự bám chấp vi tế vào tánh Không cũng được cắt bỏ và thiền giả an trụ trong Giác Tánh vô niệm thâm sâu của bản tánh 32

tuyệt đối. Lúc này, kinh nghiệm có thể đến và đi giống như mây trong bầu trời, nhưng sự nhận biết thì bất biến như tự thân bầu trời. Ba thân này được nhận biết là bất khả phân vì chúng chưa từng tách biệt từ vô thủy. Đó là loại năng lực kết quả của Thiền Định Ba La Mật. 6. Trí Huệ, có thể chia thành ba phạm trù: giáo dục, suy niệm và thiền định. Trước tiên, giáo dục ám chỉ trí tuệ cần phải được tích lũy kiến thức tùy theo luân hồi và niết bàn. Giáo dục theo quan điểm luân hồi bao gồm học hỏi tri kiến như ngôn ngữ, y khoa, cơ khí, máy tính v.v Tri kiến theo niết bàn bao gồm mọi sự giảng dạy Giáo Pháp: Luận giảng, Sutra (Kinh), và Tantra (Mật Điển). Hành giả phải tự giáo dục nhờ lắng nghe và thông hiểu không sai lạc. Học hỏi Giáo Pháp càng nhiều càng tốt nhờ lắng nghe giáo lý, đọc kinh sách và học hỏi những người thành thạo đi trước. Đây là trí tuệ của sự giáo dục. Thứ hai, trí tuệ đạt được nhờ suy niệm, cho phép một niềm tin sinh ra từ trí tuệ xuất hiện. Tin tưởng vào điều gì đó là thật chỉ do nghe nói mà không tự mình xem xét có thể gây ra một niềm tin mù quáng hay khờ dại. Loại niềm tin này thiếu đi trí tuệ. Vậy, hãy quán chiếu sâu sa về giáo lý thanh tịnh của Đức Phật cho đến lúc nhận thức của bạn chín mùi và mọi nghi ngờ được loại bỏ. Khi bạn đã xây dựng được một sự hiểu biết vượt lên bất kỳ mê mờ nào như tính không thể sai lầm của giáo lý, có thể là qua quá trình đúc kết, va vấp và trải nghiệm của chính bạn, thì đây là trí tuệ của sự suy niệm. Cho tới lúc đó, bạn vẫn phải tiếp tục suy niệm về giáo lý. Thứ ba, trí tuệ của thiền định, hay được gọi là trí huệ, là trí tuệ đạt được nhờ áp dụng ngữ và nghĩa của giáo lý. Làm điều này mà không tri thức hóa và không lỗi. Qua thiền định, bạn đạt được giác ngộ, đó là biểu hiện của thật sự bản tánh trí tuệ của tâm bạn. Để tóm tắt, trí tuệ của ba la mật thứ sáu, có nghĩa là bạn tự giáo dục về Giáo Pháp, không được hiểu lầm, thậm chí chỉ một chữ, hãy suy niệm giáo lý sâu sa để sự hiểu biết không bị lỗi lầm, sau đó 33

thiền định và áp dụng những hiểu biết của bạn. Kết quả này đạt được trong giác ngộ thanh tịnh mà không có bất kỳ lầm lỗi nào. Bồ Đề Tâm Tuyệt Đối là sự Giác Ngộ Tối Hậu của Đại Hƣ Không, Tâm Yếu của Lòng Bi. Tánh Không này không giống nhƣ một tử thi. Nó có phẩm tánh của sự chói sáng vô chƣớng ngại của lòng Bi. Tánh Không và Lòng Bi thì hoàn toàn bất khả phân. Đó là điểm trọng yếu của động cơ Bồ Đề Tâm và là điểm trọng yếu của mọi thực hành Pháp. Trong lúc niệm những dòng dƣới đây trƣớc Guru Rinpoche, bạn hãy thọ một giới nguyện mạnh mẽ từ đáy lòng để thật sự giải thoát tất cả chúng sanh vào trạng thái của Phật Tánh. Theo truyền thống, túc số niệm phát Bồ Đề Tâm là 100.000 lần. Tuy nhiên điểm chính yếu không phải là tính đếm, mà là lòng Bi chân thành khởi lên một cách tự nhiên và đƣợc phát triển. Trong trƣờng hợp này, hãy niệm hai dòng sau đây kết hợp với đảnh lễ: Da né zung té khorwa matong bar Từ bây giờ cho đến khi luân hồi trống rỗng, Magyur semchen kün gyi pendé drub Con nguyện hoàn tất những hạnh phúc và lợi ích cho tất cả chúng sinh (những ngƣời đã từng là cha mẹ của chính con) Vào lúc cuối thời công phu, chúng ta quán tƣởng ánh sáng trắng trong suốt có tính chất của Cam lồ bắt nguồn từ Guru Rinpoche phóng ra tràn ngập chúng ta cùng chúng sanh. Khi tiếp xúc với ánh sáng này, chúng ta và tất cả chúng sanh đều đƣợc ban phƣớc, mọi nhiễm ô của thân, khẩu, ý liền đƣợc tịnh hóa. Ngay lập tức, chúng ta và tất cả chúng sanh, giống nhƣ một đàn chim bay lên và tan hòa vào Guru Rinpoche, sau đó Ngài tan hòa vào sự đại rộng mở của Pháp Thân, Hƣ Không Tuyệt Đối của Chân Lý. Rồi chúng ta an trụ trong trạng thái đó Bồ Đề Tâm Tuyệt Đối của Đại Hƣ Không. 34

CHƢƠNG 5 CÚNG DƢỜNG MANDALA Cúng dƣờng mandala để tích lũy công đức và trí tuệ, và là một giải độc cho tính keo kiệt, bủn xỉn. Tất cả chúng sanh, bao gồm con ngƣời, có hai nhiễm ô ngăn che Phật tánh. Những che chƣớng này là trạng thái cảm xúc thô và tập khí vi tế của cảm xúc. Công đức và trí tuệ là hai phƣơng pháp của sự tích lũy làm tịnh hóa hai che chƣớng này. Trên con đƣờng, sự tích lũy công đức và trí tuệ là kết quả của việc đạt đƣợc Hai Thân (Pháp Thân và Sắc Thân - Sắc Thân bao gồm Báo Thân và Hóa Thân). Sự tích lũy công đức và trí tuệ cũng là kết quả đạt đƣợc hai mục tiêu: Đạt giác ngộ cho chính hành giả và đạt đƣợc giác ngộ vì lợi ích ngƣời khác. Không thể hoàn tất trạng thái giác ngộ của Phật tánh nếu không tích lũy hai điều này. Khi cúng dƣờng mandala, hãy quán tƣởng dâng cúng mọi thứ mà bạn có thể hình dung và không thể hình dung đến Tam Bảo. Điều này bao gồm tất cả tài sản và những phẩm tính đã tích lũy trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Quán tƣởng sự cúng dƣờng lớn nhƣ núi Tu Di, bao quanh là bốn châu lục. Giữa mỗi châu lục là hai châu lục phụ, tổng cộng là mƣời hai. Những châu lục, châu lục phụ và núi Tu Di đƣợc bao quanh bởi bảy ngọn núi vàng. Lần lƣợt, những thứ này đƣợc bao quanh bằng bảy đại dƣơng. Toàn bộ quán tƣởng đƣợc bao quanh bằng một đƣờng biên. Tất cả điều này đƣợc gọi là một vũ trụ. Bây giờ nhân việc quán tƣởng một vũ trụ này lên một ngàn lần tạo thành một ngàn vũ trụ bậc một, nhân một ngàn vũ trụ bậc một này lên một ngàn lần tạo thành một ngàn vũ trụ bậc hai, nhân một lần nữa với một ngàn lần thành một ngàn hệ thống thế giới bậc ba (1000 x 1000 x 1000). Ba ngàn thế giới này tràn ngập mọi thứ mà tâm có thể tƣởng tƣợng đƣợc và không thể tƣởng tƣợng đƣợc, bao gồm: núi châu báu, cây nhƣ ý, bò ƣớc, ruộng phƣớc tự sinh, bình báu, mƣời sáu thiên nữ cúng dƣờng dâng cúng các phẩm chất đáng ao ƣớc nhƣ sắc, thanh, hƣơng, vị, xúc, pháp, hoa, hƣơng thơm, đèn, nƣớc hoa, thực phẩm v.v ; tám biểu tƣợng cát tƣờng: lọng báu, cá vàng, tịnh bình, hoa sen, ốc xà cừ trắng, nút thắng 35

vinh quang thịnh vƣợng vĩnh cửu, cờ chiến thắng, bánh xe pháp luân. Cũng bao gồm cả bảy báu tƣợng trƣng cho vƣơng quyền nhƣ: bánh xe báu, ngọc nhƣ ý, hoàng hậu báu, tể tƣớng báu, voi báu, ngựa báu, đại tƣớng báu. Tóm lại là mọi tài sản quý giá nhất của Trời, Rồng và Ngƣời cùng mọi phẩm tính phong phú có thể nhận thức đều đƣợc dâng cúng. Vũ trụ bên ngoài tràn đầy những phẩm tính này. Hãy cúng dƣờng với niềm tin thanh tịnh và không bám chấp. Trong cách này, NGOẠI CÚNG DƢỜNG MANDALA đƣợc dâng cúng đến Tam Bảo. NỘI CÚNG DƢỜNG MANDALA là sự cúng dƣờng thân thể, tài sản và mọi công đức tích lũy trong ba thời của bạn: quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Phần thân của bạn tƣợng trƣng Núi Tu Di; hai tay và chân tƣợng trƣng cho bốn châu lục; hai mắt bạn là mặt trời và mặt trăng. Trong việc cúng dƣờng thân thể, hãy nghĩ tất cả những thân mà bạn đã có trong vô số kiếp, thân hiện nay và tất cả thân khác trong tƣơng lai. Suy nghĩ tƣơng tự về mọi tài sản của bạn trong những kiếp trƣớc, trong đời này và tất cả tài sản bạn sẽ có trong tƣơng lai. Hãy xem xét bạn đã tích lũy bao nhiêu công đức trong quá khứ, đang tích lũy hiện nay và sẽ tích lũy trong tƣơng lai. Kế tiếp, không chỉ xem xét của bạn mà còn xem những tích lũy của ngƣời khác, nhƣ chƣ Phật, chƣ Bồ Tát. Tất cả đƣợc gom lại và dâng cúng khắp ba thời là nội cúng dƣờng mandala. Khi không có sự suy tính trong một cúng dƣờng không bám chấp, dâng cúng những điều này không có bất kỳ mong đợi nào bạn sẽ đƣợc đáp trả lại mọi thứ. Trong CÚNG DƢỜNG MANDALA BÍ MẬT, Ba Thân của cõi Phật đƣợc dâng cúng đến Tam Bảo. Ba Thân Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân là sự hiển bày của trí tuệ và thân Phật đƣợc biểu hiện nhƣ cõi Phật. Những cõi Phật này đƣợc cúng dƣờng đến Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng Đoàn). Trạng thái hoàn toàn thanh tịnh, tuyệt đối thanh tịnh từ vô thủy là PHÁP THÂN. Có khả năng vô chƣớng ngại để biểu hiện tính sáng rõ ràng, sự 36

hiển bày của Báo Thân, bất khả phân với Pháp Thân. Viên mãn một cách tự nhiên, khía cạnh này với những phẩm tính hỷ lạc phong phú biểu hiện nhƣ cõi Phật của năm điều chắc thật: Thời gian, Nơi chốn, Vị Thầy, Giáo Lý và Quyến thuộc. Sự đại hiển bày của hiện tƣợng thanh tịnh này xuất hiện vô chƣớng ngại, biểu hiện tỏa khắp nhƣ hình tƣớng. Năng lƣợng tỏa khắp phi chƣớng ngại này biểu hiện mọi thân tƣớng tích cực là Hóa Thân. Hãy nhận biết rằng Ba Thân này hoàn toàn bất khả phân. Tất cả cúng dƣờng liên quan đến bên ngoài, bên trong và bí mật đều viên mãn trong Ba Thân trạng thái của chân lý tuyệt đối. Ở đây, ngƣời cúng dƣờng, đối tƣợng cúng dƣờng và bản thân sự cúng dƣờng đƣợc xem là bất khả phân với Ba Thân. Trong trạng thái vô niệm, hãy dâng cúng với hiểu biết và nhận thức bất nhị này. Cúng dƣờng mandala bí mật này là sự dâng cúng vô song và tối thƣợng. Cúng dƣờng mandala bên ngoài và bên trong để tích lũy công đức; cúng dƣờng mandala bí mật để tích lũy trí tuệ. Để làm một mandala, bạn sẽ cần hai mandala. Cái đầu tiên gọi là mandala để hỗ trợ thành tựu, đƣợc đặt trên bàn thờ và quán tƣởng nhƣ một cây quy y. Mandala hỗ trợ này đƣợc làm bằng ba vòng đặt trên một đĩa mandala với những nhúm dâng cúng, tổng cộng là 37 nhúm. Nếu bạn không có những vòng này thì có thể đặt một nhúm gạo trên đĩa mandala ở bàn thờ. Thứ hai là cúng dƣờng mandala đƣợc giữ trong lòng của bạn (hình 5). Ngoài ra, bạn sẽ cần gạo, hạt giống, ngũ cốc hay đá quý. Đá quý là tốt nhất. Nếu bạn sử dụng gạo hay ngũ cốc, hãy nhuộm gạo bằng màu vàng nghệ. Quán tƣởng mỗi hạt gạo là một hệ thống ba ngàn thế giới nhƣ đã mô tả ở trên. Trải một tấm vải trong lòng bạn khi ngồi để giữ đĩa gạo. Tay trái giữ một nhúm gạo và đĩa. Tay phải kết ấn Kim Cƣơng Quyền, giữ một ít gạo bằng ngón cái và ngón giữa, niệm mantra 100 âm trong lúc dùng cổ tay phải chà xát lên đĩa mandala theo chiều kim đồng hồ cho đến khi hoàn tất tụng niệm. Sau đó đặt gạo từ giữa những ngón tay phải bạn vào lại nhúm gạo trong lòng. Dùng tay này lấy một vốc tay gạo và làm thành bảy nhúm trên mặt đĩa. Nhúm đầu tiên ở giữa đĩa, đại diện cho Núi Tu Di. Sau đó làm bốn nhúm: Trên, Phải, Dƣới và Trái - đại diện cho bốn châu lục. Nhúm thứ sáu đặt cùng chỗ với nhúm thứ hai, 37

nhúm thứ bảy đặt cùng chỗ với nhúm thứ tƣ. Hai nhúm cuối này tiêu biểu cho mặt trời và mặt trăng. Sau khi hoàn tất những nhúm này, dùng mặt dƣới cổ tay phải chùi theo chiều kim đồng hồ. (Đồ cúng dƣờng sẽ rơi và vãi). Hãy nghĩ đĩa mandala này là biểu tƣợng thanh tịnh của tâm bạn. Khi chà cổ tay trên đĩa, hành động chà xát làm hệ thần kinh Bồ Đề Tâm đi qua cổ tay làm tịnh hóa những chƣớng ngại trong tâm bạn. Khi bạn cúng dƣờng mandala, hãy niệm hai dòng sau: Tserab kün gyi lü dang longchö pal In all my lives, my body, my possessions and all my merits, Con cúng dƣờng thân thể, của cải, những hƣởng thụ và vinh quang từ mọi kiếp sống của con, Tsok nyi dzok chir könchok sum la bul I offer to the Refuge (Buddha, Dharma and Saṅgha) in order to accumulate merit and wisdom. Lên Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) để hoàn thành sự tích lũy công đức và trí tuệ Idam Ratna Mandala Kam Nirya Tayami Niệm những dòng này một lần là một cúng dƣờng. Niệm tích lũy 100.000 lần nhƣ vậy là hoàn thành phần này của Ngondro. (Trong thực hành hàng ngày, khi bạn không thể niệm để tích lũy thì ấn mandala có thể sử dụng (hình 6). Vào lúc cuối mỗi thời công phu, hãy quán tƣởng Guru Rinpoche tan hòa vào bạn và tất cả chúng sanh. Hãy cảm nhận rằng bạn đã tích lũy công đức và trí tuệ bao la. Đây là phƣơng tiện thiện xảo hay phƣơng pháp dùng để tích lũy công đức và trí tuệ. 38

6 2 5 1 3 4 7 Hình 5: Trên Mặt Đĩa Mandala Hình 6: Ấn Cúng Dƣờng Mandala 39